Từ trên cao nhìn xuống Vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Đi giữa Hạ Long ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hóa đá, đảo thì giống hình người đang đứng hướng về đất liền như hòn Đầu Người, đảo thì mang dáng một còn rồng bay lượn trên mặt nước như Hòn Rồng, đảo thì lại giống một ông lão ngồi câu cá Hòn Ông Lã Vọng.
Sau khi làm thủ tục lên du thuyền Hạ Long và bắt đầu hành trình khám phá một trong những hang động đẹp nhất của Vịnh Hạ Long như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…
Sau khi làm thủ tục lên du thuyền Hạ Long và bắt đầu hành trình khám phá một trong những hang động đẹp nhất của Vịnh Hạ Long như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…
Động Thiên Cung nơi có cảnh đẹp được ví như cung điện của nhà trời. Động nằm ở phía tây nam Vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4km trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25m so với mực nước biển. Đưởng lên Động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm, qua một khe cửa hẹp hang động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng tứ giác với chiều dài 130m. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động, lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Trên vách động phía đông như một bức tranh hoành tráng đố sộ, trong đó nổi lên những nhân vật cổ tích xưa với đường nét mềm mại uyển chuyển, vô cùng tinh tế tới từng chi tiết nhỏ.
Những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hóa trau chuốt tỉ mỉ. Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Truyện kể rằng sau khi vua Rồng dúp dân đánh tan giặc vua Rồng trở về động của mình, năm ấy trời hạn hán nặng dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Để chúc mứng đám cưới những chú Rồng bay lươn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng sà lớn trốn mình cuốn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa, trên cao những chú đại bàng dang rộng đôi cánh khổng lồ, một chú voi lơn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phù phục, chờ cô dâu chú rể bước xuống, nam tào bắc đâu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng vô cùng tưng bừng náo nhiệt. Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng như đang chống đỡ thiên đình, từ chân cột tới đỉnh được chạm nổi nhiều hình thù kì lạ, như chim, cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành.
Trên vách động phía bắc là cảnh bầy tiên nữ đang múa hát chúc mưng đám cưới, dưới vòm động cao vút từng chùm nhũ đá rũ xuống một mầu tạo bức rèm đá lộng lẫy. Tới ngăn động cuối cùng những luồng ánh sang trắng, xanh, đỏ xen lẫn phối mầu tạo nên khung cảnh hoa lệ, một khe nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách nơi đây có ba chiếc ao nước trong vắt, theo truyền thuyết đây là nơi nàng Mây thường tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ trưởng thành. Một con đường dẫn ra ngoài quanh co uốn khúc đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khám phá vùng đất mới, 50 người con ở lại cùng với ngươi cha xây dựng quê hương, với báu vật mà người mẹ để lại là Bầu Vú Tiên tràn trề sức sống. Động Thiên Cung cho ta cảm giác như vừa được xem một bảo tàng mỹ thuật vô cùng độc đáo, công phu, kỳ thú mà tất cả đều do bàn tay thần tình của tạo hóa tạo nên vượt khỏi tài chí và sức tưởng tượng của con người.
Những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hóa trau chuốt tỉ mỉ. Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Truyện kể rằng sau khi vua Rồng dúp dân đánh tan giặc vua Rồng trở về động của mình, năm ấy trời hạn hán nặng dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Để chúc mứng đám cưới những chú Rồng bay lươn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng sà lớn trốn mình cuốn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa, trên cao những chú đại bàng dang rộng đôi cánh khổng lồ, một chú voi lơn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phù phục, chờ cô dâu chú rể bước xuống, nam tào bắc đâu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng vô cùng tưng bừng náo nhiệt. Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng như đang chống đỡ thiên đình, từ chân cột tới đỉnh được chạm nổi nhiều hình thù kì lạ, như chim, cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành.
Trên vách động phía bắc là cảnh bầy tiên nữ đang múa hát chúc mưng đám cưới, dưới vòm động cao vút từng chùm nhũ đá rũ xuống một mầu tạo bức rèm đá lộng lẫy. Tới ngăn động cuối cùng những luồng ánh sang trắng, xanh, đỏ xen lẫn phối mầu tạo nên khung cảnh hoa lệ, một khe nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách nơi đây có ba chiếc ao nước trong vắt, theo truyền thuyết đây là nơi nàng Mây thường tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ trưởng thành. Một con đường dẫn ra ngoài quanh co uốn khúc đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khám phá vùng đất mới, 50 người con ở lại cùng với ngươi cha xây dựng quê hương, với báu vật mà người mẹ để lại là Bầu Vú Tiên tràn trề sức sống. Động Thiên Cung cho ta cảm giác như vừa được xem một bảo tàng mỹ thuật vô cùng độc đáo, công phu, kỳ thú mà tất cả đều do bàn tay thần tình của tạo hóa tạo nên vượt khỏi tài chí và sức tưởng tượng của con người.
Trải qua một tour Hạ Long chị Morgan đến từ Nước Anh nói: “ Tôi thấy nơi này rất thanh bình cảnh vật rất đẹp, những đỉnh núi uốn lượn nhiều khi tạo cảm giác hơi hãi hùng. Tôi đến từ Anh! ở đất nước chùng tôi không có những hang động núi non, tạo cảm giác mạnh như vậy, nên chắc chắn rằng rôi sẽ lưu giữ những kỷ niệm ở nơi này”
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét